Lan hồ điệp bị vàng lá là dấu hiệu nhận biết sức khỏe của cây đang có vấn đề. Cách chữa lan hồ điệp bị vàng lá sẽ rất dễ nếu xác định được nguyên nhân ban đầu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết.
1. Lan hồ điệp bị vàng lá do tưới quá nhiều nước
Đây có lẽ là nguyên nhân đầu tiên mà bất cứ ai mới trồng loại lan này sẽ gặp phải. Lá lan hồ điệp bị vàng và nhăn nheo, rễ mềm và ngả màu nâu. Đây là dấu hiệu của việc bạn đã tưới quá nhiều nước. Điều này nếu để lâu có thể dẫn đến thối rễ và làm chết rễ nhanh chóng. Cây lan hồ điệp của bạn sau đó sẽ không thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng nữa.
Hầu hết người mới trồng lan hồ điệp có xu hướng tưới nước nhiều cho nó. Điều đó là tự nhiên, vì tất cả chúng ta đang cố gắng chăm sóc tốt cây lan của mình. Tưới nước cho lan hồ điệp làm ta cảm thấy như là điều đúng đắn để nuôi dưỡng chúng. Tuy nhiên, hoa lan hồ điệp chỉ cần một lượng nước đủ độ ẩm để phát triển. Bạn chỉ nên tưới nước cho cây khi giá thể đã khô thôi. Về chi tiết cách tưới lan bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết của mình tại đây nhé
2. Lan hồ điệp bị vàng lá do bón quá liều phân thuốc
Tương tự như tưới nước quá nhiều. Hầu hết mọi người có xu hướng bón phân quá mức cho cây lan hồ điệp của mình. Khi bạn vừa phun thuốc hoặc bón phân loại mới cho lan hồ điệp ở nhà. Một vài ngày sau lá lan bị vàng bất thường, vàng loang lổ trên lá, vàng cả lá rất non. Lúc này nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ tới có thể do mình bón quá nhiều phân. Hoặc sử dụng một loại phân thuốc mới cho cây lan hồ điệp nhà mình bị quá liều.
Các chất dinh dưỡng quá mức như canxi, mangan, kẽm, đồng hoặc phốt pho có thể ngăn chặn sự hấp thu sắt ở cây lan của bạn. Điều này thực sự sẽ gây ra các triệu chứng thiếu sắt làm lan hồ điệp bị vàng lá.
Nếu lỡ làm lan hồ điệp bị vàng lá do quá liều phân thuốc bạn làm như sau: Ra tiệm thuốc thú y mua 1 lọ B12 loại dùng cho gia cầm bà B1 về pha tỉ lệ 2ccB12/ lít + 5cc B1/16 lít nước 2 ngày phun 1 lần. Phun đến lần thứ 3 là cây đã cơ bản phát triển bình thường trở lại.
Bất kỳ thay đổi đột ngột về khí hậu hoặc vị trí vốn có của cây lan đều có thể làm cho cây bị sốc. Cũng vậy, cây lan của của bạn có thể phản ứng bằng cách vàng rụng lá hoặc nở hoa. Hoặc trong trường hợp nhẹ hơn thì cây lan hồ điệp sẽ bị héo lá và vàng nhẹ. Điều này rất có thể xảy ra khi bạn mới mua 1 cây lan từ của hàng về. Hoặc khi bạn di chuyển một cây lan từ vị trí này sang vị trí khác trong vườn nhà.
4. Lan hồ điệp bị vàng lá do nhiễm nấm làm hư bộ rễ
Nếu bạn thấy lá cây lan hồ điệp bị vàng. Một trong những điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra bộ rễ. Rất có thể cây lan của bạn đang phát triển trong môi trường giá thể thoát nước kém. Hoặc 2-3 năm rồi bạn không thay giá thể khi mà rễ đã mọc quá nhiều. Đây là những điều kiện cho nấm bệnh phát triển khi bạn tưới nước mà không thoát nhanh được.
Lúc này giá thể tích nấm khuẩn nhiều lây cho rễ lan hồ điệp và làm chết rễ. Khi đó cây hồ điệp của bạn sẽ bị yếu do không hút được chất dinh dưỡng. Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập làm lá lan hồ điệp bị bệnh vàng lá.
5. Bệnh thối nhũn đốm nâu cũng làm lan hồ điệp bị vàng lá
Bệnh này do vi khuẩn sẽ gây ra những đốm màu vàng hoặc nâu không đều, ướt trên lá lan của bạn. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng và ẩm hoặc mưa nhiều. Những vết này nếu không chữa trị kịp thời sẽ lan nhanh khắp mặt lá và lan qua cả cây gây vàng lá lan và thối nhũn.
Nếu lan hồ điệp bị vàng lá thối nhũn nhẹ thì các bạn có thể dùng dao lam hoặc kéo đã sát trùng cắt bỏ chỗ thối đi. Sau đó nên thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tái nhiễm như: Xịt thuốc diệt khuẩn phổ rộng hoặc thuốc diệt nấm, để ngăn ngừa.
6. Lá lan hồ điệp bị già sẽ vàng và rụng tự nhiên
Khi bộ lá của lan hồ điệp đã già chuyển sang màu vàng và chết dần theo thời gian. Nguyên nhân này toàn bình thường và không có gì phải lo lắng.
7. Nắng trực tiếp làm lan hồ điệp bị vàng lá, cháy lá
Nguyên nhân này thường xảy ra khi một số bạn trồng cây lan hồ điệp của mình ngoài trời. Bạn biết đó! Trong tự nhiên, hoa lan thường mọc dưới ánh sáng mặt trời gián tiếp dưới tán rừng nhiệt đới. Kết quả là, chúng hiếm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp mạnh mẽ.
8. Nhiệt độ cao thường xuyên cũng làm lan hồ điệp bị vàng lá
Trong tự nhiên lan sống dưới tán cây nơi nhiệt độ thường khá vừa phải. Điều này cung cấp khí hậu có nhiệt độ khá ổn định và độ ẩm cao cho nó. Nhiệt độ ở đây giảm nhẹ vào ban đêm rất thích hợp cho lan phát triển.
Trong điều kiện trồng lan hồ điệp ở vườn nhà, nhất là nhà phố, ban công sân thượng. Việc duy trì nền nhiệt độ thường xuyên lâu ngày trên 80°F (27°C). Làm giảm hiệu quả của các quá trình trao đổi chất thông thường của cây lan hồ điệp. Lâu ngày sẽ làm cây lan căng thẳng quá mức dẫn đến sốc nhiệt. Lúc này những chiếc lá lan hồ điệp sẽ bắt đầu bị chuyển sang màu vàng nhăn nheo. Nếu vấn đề không được khắc phục sớm, có thể lan sẽ vàng rụng lá và thậm chí là chết cây.
9. Lan hồ điệp bị vàng lá do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Hiện nay có nhiều người mua lan về trồng nhưng ít hoặc không bón phân cho nó. Trong khi môi trường trồng trong chậu chứa rất ít chất dinh dưỡng nhất định cho cây lan. Cuối cùng nguồn cung này sẽ cạn kiệt. Lúc này cây lan hồ điệp sẽ bắt đầu có dấu hiệu bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng.
10. Cuối cùng chất lượng nước tưới cũng làm lan hồ điệp bị vàng lá
Nếu loại nước bạn tưới cho cây lan là nước cứng. Hoặc nếu nước máy được xử lý quá mức bằng clo. Khi dùng chúng tưới sẽ làm lan hồ điệp kém phát triển hoặc bị vàng đầu lá.
Trên đây là 10 nguyên nhân dẫn đến vàng lá, ảnh hưởng đến sự phát triển của hồ điệp. Chúng ta lưu ý để tránh gặp phải những trường hợp tương tụ như trên nhé.
Showroom Ciao Garden
Đc : 42 Lê Văn Thịnh, P. Bình Trưng Tây, Tp. Thủ Đức.
ĐT : 0907 038 159 – 0933 008 556
Fanpage : Ciao Garden
E-mail : ciaogardenvn@gmail.com